Liên hệ với chúng tôi

Hotline: 0913769279

Ms. Thanh

(+84) 913 769 279

thanhcc.eyelash@gmail.com

Thống kê truy cập

Đang online : 3

Tuần : 600

Tháng : 2036

Lượt truy cập : 208385

Chi tiết Tin tức

Cách chọn keo nối mi bền, không cay mắt và phù hợp với tay nghề của thợ nối

Đăng lúc 07-10-2020 10:43:17 AM - Đã xem

Làm sao để chọn keo nối mi phù hợp với tay nghề của từng người thợ? Với những bạn mới ra nghề hay những những bạn đã nối mi lâu năm sẽ có những loại keo nối khác nhau. Để biết cách chọn keo nối mi sao cho phù hợp với tay nghề của mình, đừng bỏ qua bài viết hữu ích này nhé.

Keo nối mi là thành phần quan trọng không thể thiếu trong quá trình nối mi. Keo nối mi được biết là một dung dịch kết dính những sợi mi giả với những sợi mi thật lại với nhau. Sau đây, hãy cùng Thanh Eyelashes tìm hiểu thêm về một số đặc điểm cũng như cách bảo quản của keo nối mi nhé. 

1. Các loại keo nối mi

Thông thường keo nối mi được chia làm hai loại cơ bản: keo nối mi khô nhanh và keo nối mi khô chậm.

- Keo nối mi khô chậm (thường là keo dạng đặc) thường phù hợp với những thợ mới vào nghề, thao tác nối mi còn chậm. Dạng keo này có thời gian khô chậm từ 2 đến 4 giây, với thời gian khô khá chậm, vì vậy người thợ sẽ có thời gian nối từng sợi mi một cách tỉ mỉ và chính xác. Tuy nhiên, điểm trừ của loại keo nối mi này là làm chân keo to hơn, cho dù giữ kỹ mối keo cũng chỉ có thể giữ trong khoảng 3 tuần, sau một hời gian nối mi, mối nối có thể bị giòn và không giữ được độ bền. 

- Keo nối mi khô nhanh (thường là keo dạng loãng) sẽ phù hợp với những thợ có tay nghề lâu năm và thao tác nhanh, vì vậy loại keo nối này sẽ không phù hợp với những thợ mới vào nghề vì thời gian khô keo rất nhanh, nhanh đến nỗi bạn chưa kịp làm gì thì keo đã khô mất. Điểm cộng của loại keo khô nhanh là chân keo nhỏ, mối nối mảnh, nối trong khoảng 2-3 tuần nhưng mối nối vẫn không bị giòn và vẫn mảnh như lúc mới nối. Khác với keo nối mi khô chậm chỉ giữ được trong khoảng 3 tuần thì loại keo khô nhanh có thể giữ được lên đến 1 hoặc 1,5 tháng tùy môi trường và cách chăm sóc.

Ngoài ra còn các loại keo nối mi khác: keo nối mi không cay mắt, keo nối mi siêu bền,... Mỗi loại keo sẽ có những đặc tính khác nhau. 

 2. Thành phần keo nối mi

- Một trong những thành phần có trong keo nối mi được nhắc đến đầu tiên là Cyanoacrylate. Trong tất cả các loại keo nối mi hầu như đều sử dụng thành phần này. Chất này ảnh hưởng đến 3 yếu tố: độ bền, độ cay và thời gian khô keo.

- Nếu trong keo có chất Cyanoacrylate càng nhiều thì keo sẽ khô càng nhanh, độ bền cao và rất cay. Ngược lại, nếu trong keo nối mi chất Cyanoacrylate càng ít thì keo sẽ kém bền, hầu như không cay và thời gian khô khá chậm.

 3. Chọn keo theo kinh nghiệm cùa người thợ

- Với thợ mới bắt đầu (mới ra nghề 3-4-5 tháng): nên chọn những chai keo có thời gian khô chậm vì lúc này bạn mới có đủ thời gian đưa từng sợi mi giả vào và người mới bắt đầu nối mi thường thao tác khá chậm. Nối mi là một quá trình tỉ mỉ và chính xác để mang đến cho khách hàng một hàng mi chất lượng và thẩm mỹ . Vì vậy trước khi bạn chọn mua keo nối mi bạn cần tìm hiểu kỹ các thông tin về độ bền, thời gian khô keo của các loại keo nối mi. Thời gian để bạn hoàn thành một bộ mi cho khách là khoảng 60 phút.

- Với người thợ có tay nghề lâu năm (1-2-3 năm trở lên): nên chọn keo có thời gian khô nhanh, loại keo này thường có độ bền cao hơn và tốc độ khô chỉ từ 0.7 đến 1 giây. Vì vậy người thợ khi sử dụng loại keo này thường tiết kiệm được nhiều thời gian. Tuy nhiên người thợ cần phải thao tác nhanh và chuyên nghiệp nhưng vẫn phải đảm bảo được tính tỉ mỉ và thẩm mỹ cho đôi hàng mi. 

Nếu bạn nhanh chỉ cần 1 giây đã hoàn tất một sợi mi thì bạn nên chọn dòng keo khô nhanh trong vòng 1-2 giây

Nếu bạn nối xong 1 sợi mi mất 2 giây thì bạn nên chọn dòng keo khô từ 1-3 giây.

 4. Cách bảo quản keo để keo không bị khô

- Keo được sử dụng trong môi trường máy lạnh được cho là bảo quản tốt hơn so với được dùng trong môi trường không có máy lạnh, khô ẩm. 

- Keo nối mi phải luôn bảo quản trong môi trường thoáng mát, nhiệt độ thường tránh ánh nắng mặt trời.

- Một trong những sai lầm của người thợ khi bảo quản keo nối mi tránh keo không bị khô là để keo vào tủ lạnh. Nếu bảo quản trong tủ lạnh, keo nối mi sẽ nhanh chóng bị "bỏ" đi vì trong tủ lạnh có nhiều hơi nước, điều này sẽ làm chai keo bị bay hơi nhanh chóng và không còn bảo đảm được độ bền và độ kết dính cao. Vì vậy bạn tránh để keo vào tủ lạnh nhé. 

- Một trong những cách làm đơn giản để bảo quản keo hiệu quả là bạn có thể chai keo vào trong hủ gạo. Trong môi trường này, keo sẽ được cân bằng độ ẩm tốt hơn. 

5. Thời hạn sử dụng keo nối mi 

Thông thường một chai keo nối mi chưa mở nắp thường có thời gian sử dụng trong khoảng từ 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên đối với những chai keo đã mở nắp thì thời hạn sử dụng chỉ trong khoảng từ 2 tuần đến 1 tháng tùy theo đặc tính của từng loại keo. Các chai keo sau khi đã mở nắp sau khoảng thời gian từ 2 tuần đến 1 tháng được cho là hết hạn sử dụng. Bởi vì sau khoảng thời gian này keo nối mi sẽ không còn độ kết dính như lúc đầu, khi được đưa vào sử dụng keo sẽ không được bền và không mang lại chất lượng tốt nhất. Vì vậy khi bạn đã mở nắp chai keo trong khoảng thời gian từ 2 tuần đến 1 tháng nhưng vẫn chưa dùng hết thì cũng nên thay keo mới để đảm bảo mang lại chất lượng tốt nhất cho khách hàng nhé. 

Để đảm bảo bạn nhớ chính xác hạn sử dụng của một chai keo nối mi đã mở nắp, bạn nên ghi lại thời gian ngày mở nắp ngay trên chai keo để tiện theo dõi nhé. 

Qua bài viết này, Thanh Eyelashes hy vọng các bạn có thêm kiến thức về keo nối mi, từ đó có thể dễ dàng chọn lựa các loại keo nối mi phù hợp với tay nghề của mình nhé.